Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn viên
Đối tác
Sự thật về công việc của hộ lý và điều dưỡng tại Nhật Bản
Công việc, nhiệm vụ cụ thể của các y tá, hộ lý và điều dưỡng tại Nhật
  1. Công việc hàng ngày của một y tá, hộ lý hay điều dưỡng
✤ Chăm nom cho những người già và bệnh nhân cần được chăm sóc và giúp đỡ trong các cơ sở Viện dưỡng lão, trung tâm dưỡng lão,...
✤ Thực thi các hoạt động điều trị và theo dõi không ngừng theo chỉ định của bác sĩ cũng như giúp người già phục hồi chức năng.
✤ Tổ chức và điều hành quá trình trông nom và điều trị, điều phối hộ lý.
✤ Tư vấn trông nom người già trong các hoạt động cá nhân và xã hội.
✤ Chỉ dẫn cho thân nhân bệnh nhân.
✤  Hỗ trợ chăm nom sinh hoạt thường nhật (bao gồm cả việc đưa bệnh nhân đi vệ sinh) cũng như các  việc làm vệ sinh cá nhân hàng ngày tùy theo tình trạng tinh thần và sức khỏe của người già và vệ sinh cơ thể người bệnh nếu cần.
✤ Giúp bệnh nhân ăn uống.
✤ Chăm sóc người bệnh đến lúc lâm chung.
 
Y tá, hộ lý và điều dưỡng tại Nhật Bản làm những công việc gì?
 
Công việc của một điều dưỡng tại Nhật Bản
2. Ngoài ra các ý tá, hộ lý, điều dưỡng còn làm những công việc khác
✤ Trong trường hợp khẩn cấp phải lập tức sơ cứu cho bệnh nhân đồng thời thông báo ngay cho bác sĩ
 
✤ Chịu trách nhiệm phác đồ chăm sóc cũng như chịu trách nhiệm cho tổng thể quá trình trông nom bệnh nhân kết hợp với các bác sĩ và đội ngũ săn sóc và trị liệu
✤ Ghi chép lại quá trình chăm sóc một cách thận trọng 
✤ Tham dự quá trình đánh giá sức khỏe thường kỳ cho bệnh Nhân để xác định chừng độ cần chăm sóc cho họ
✤ Các công việc khác theo nhu cầu cầu của bác sĩ hay bệnh nhân
 
 
Điều dưỡng tại bệnh viện tại Nhật Bản
3. Điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành hộ lý, điều dưỡng
✤ Đã tốt nghiệp phổ thông trung học (cấp 3)
✤ Độ tuổi: 18-35.
✤ Đang học hoặc đã tốt nghiệp chuyên ngành hộ lý, điều dưỡng tại các trường Trung cấp trở lên.
✤ Đủ tiêu chuẩn sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành hộ lý.
 
4. Danh sách công ty có giấy phép tuyển điều dưỡng, hộ lý đi Nhật
Từ năm 2012 đến nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với phía Nhật Bản tuyển chọn và đưa vào đào tạo tiếng Nhật cho 6 khóa ứng viên điều dưỡng, hộ lý với tổng số 1.200 người. Đến nay đã có 673 điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại các cơ sở tiếp nhận của Nhật Bản.
 
Trước đây thì thực tập sinh làm điều dưỡng, hộ lý tại Nhật chỉ đi được qua Bộ Lao động và các doanh nghiệp tư nhân không được phép tuyển sinh. Tuy nhiên, với tình trạng dân số Nhật Bản già hóa, xu hướng nhân lực ngành này tăng cao. Bộ Lao động đã cấp phép cho 6 doanh nghiệp được đưa thực tập sinh hộ lý sang thực tập tại Nhật Bản bao gồm:
 
1. Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD
2. Công ty cổ phần phát triển dịch vụ C.E.O
3. Đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long
4. Công ty cổ phần XKLĐ thương mại và du lịch TTLC
5. Công ty cổ phần đầu tư thương mại Thịnh Long
6. Công ty cổ phần tập đoàn JVS.
 
II. Góc khuất phía sau công việc điều dưỡng tại Nhật 
Làm điều dưỡng, hộ lý tại Nhật có mức lương cao hơn hẳn so với các đơn hàng khác, dao động trong khoảng 160.000 - 180.000 yên.
Chính vì vậy, nhiều người cứ nghĩ rằng điều dưỡng viên tại Nhật là nghề việc nhàn lương cao nhưng ẩn sau đó có biết bao nhiêu nhọc nhằn vất vả mà người điều dưỡng viên phải chịu đựng.
 
điều dưỡng nhật bản
 
Làm điều dưỡng, hộ lý ở Nhật Bản không phải chỉ là màu hồng
 
Nhiều bạn khi mới sang còn chưa quen việc, ngoài ra còn gặp khó khăn trong giao tiếp nên không ít bạn thấy nản dẫn đến làm việc không hiệu quả. 
 
Đặc thù công việc của điều dưỡng viên, hộ lý là làm trong viện dưỡng lão, thường xuyên phải chăm sóc người già nên trước khi làm việc rất nhiều lao động chưa có kinh nghiệm và không phải ai cũng có thể làm tốt công việc này.
 
điều dưỡng nhật bản
 
Phải thực sự yêu nghề lắm mới có thể gắn bó với ngành điều dưỡng, hộ lý
 
Cũng chính do không làm tốt và đặc thù công việc nên có tồn tại hiện trang lao động sang làm điều dưỡng đã bỏ trốn ra ngoài làm việc khác.
 

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn