Hỗ trợ trực tuyến
Tư vấn viên
Đối tác
10 quy tắc điều dưỡng viên cần nhớ khi làm việc tại Nhật
10 quy tắc điều dưỡng viên cần nhớ khi đi xuất khẩu lao động điều dưỡng tại Nhật
1. Luôn đúng giờ
Tại Nhật, bạn hãy luôn đến đúng giờ. Bởi trễ giờ là điều rất khiếm nhã. Vì vậy, khi có cuộc hẹn, bạn nên đến trước giờ hẹn khoảng 5-10 phút. Nếu bạn đến muộn thì nên gọi điện trước để thông báo.
 
Riêng đối với những bạn điều dưỡng viên Nhật Bản khi làm việc ở Nhật phải đi làm đúng giờ hoặc đến sớm hơn so với thời gian làm quy định. Bởi theo quan niệm của người Nhật, khi đến sớm sẽ có thời gian chuẩn bị cho ngày làm việc mới tốt hơn. Do vậy, những bạn có tính “cao su” thời gian thì khi sang Nhật phải tuyệt đối bỏ ngay nhé.
 
2. Tuân thủ luật lệ xếp hàng
Khi sinh sống và làm việc làm điều dưỡng ở Nhật, chắc hẳn bạn sẽ thường xuyên thấy hình ảnh người Nhật xếp hàng dài ở bất cứ nơi đâu: bến xe buýt, ga tàu điện, siêu thị, cửa hàng,…cho đến thang máy.
 
Tại Nhật, xếp hàng được coi là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Nhật Bản. Hành động chen lấn xô đẩy bị coi là hành vi bất lịch sự, thô lỗ. Vì vậy, bạn hãy tuân thủ luật lệ xếp hàng nhé! Nếu bạn muốn mất ít thời gian cho việc xếp hàng, khi có dự định gì đó hãy lên kế hoạch đi sớm hơn dự kiến.
 
điều dưỡng Nhật Bản Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp của một điều dưỡng viên Nhật Bản cần có 
 
 
 
Tuân thủ luật lệ xếp hàng
 
3. Luôn cúi đầu chào hỏi
Người Việt thường có thói quen bắt tay khi chào hỏi một ai đó. Tuy nhiên, với người Nhật, họ thường cúi đầu để chào hỏi. Tùy vào địa vị xã hội và mối quan hệ để lựa chọn cách chào phù hợp. Hiện có 3 kiểu chào cơ bản: Eshaku (cúi đầu và người xuống tầm 15 độ); Keirei (cúi đầu và người thấp tầm 30 độ); Saikeirei (cúi đầu và người thấp khoảng 45 độ).
 
4. Nâng cao ý thức giữ trật tự ở nơi công cộng
Thông thường, nơi làm việc và khu nhà ở cho điều dưỡng viên lao động tại Nhật Bản gần nhau. Bạn có thể đi bộ hoặc đi xe đạp đến chỗ làm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ cần phải sử dụng đến các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm,…để đi mua sắm hay đi chơi với bạn bè,…
 
Không giống như các phương tiện công cộng ở Việt Nam, khi sử dụng các phương tiện công cộng tại Nhật Bản, bạn cần chú ý những điều dưới đây:
 
+ Để chuông điện thoại ở chế độ nhỏ hoặc im lặng
 
+ Vào giờ cao điểm, tuân thủ luật lệ xếp hàng khi lên tàu điện, xe buýt,…
 
+ Không xả rác bừa bãi
 
+ Không buôn chuyện gây ảnh hưởng đến người khác
 
+ ….
 
 Nâng cao ý thức giữ trật tự ở nơi công cộng
 
5. Luôn đi bên trái đường
Người Việt thường có thói quen đi bên phải đường. Tuy nhiên, ở Nhật, khi tham gia giao thông bạn phải đi bên trái đường. Khi đi bộ hoặc đi xe đạp, các bạn điều dưỡng viên Nhật Bản cần phải nhớ những quy tắc cơ bản sau:
 
+ Tuân thủ luật lệ và tín hiệu đường giao thông
 
+ Đi bộ trên vỉa hè, nơi không có vỉa hè thì phải đi bên phải đường. Không tự ý băng qua đường.
 
+ Xe đạp đi bên trái đường, không chạy song song xe khác và chở thêm người phía sau. Buổi tối phải bật đèn sáng.
 
+ ….
 
 
6. Nắm vững các quy tắc trên bàn ăn của người Nhật
 
 
Trong thời gian đi xuất khẩu điều dưỡng sang Nhật Bản, chắc hẳn sẽ có dịp bạn đi dùng bữa với người Nhật hoặc đến nhà người Nhật chơi. Để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có, khi dùng bữa với người Nhật, bạn cần phải chú ý những điều sau:
 
- Không trộn wasabi với nước tương
 
- Không dùng đũa để truyền thức ăn hay cắm đũa vào bát cơm
 
- Hãy rót rượu cho người khác trước khi rót cho mình
 
- Không gác đũa ngang miệng bát
 
- Không đặt vỏ sò lên nắp bát
 
- Không đưa đồ ăn lên quá cao
 
- ….
 
Nắm vững các quy tắc trên bàn ăn của người Nhật
 
 
7. Không nên dùng tay chỉ vào người đối diện
Hành động chỉ tay vào thẳng người đối diện tại Nhật được coi là hành vi bất lịch sự thô lỗ. Do vậy, thay vì chỉ một ngón tay bạn hãy đưa cả bàn tay về phía bạn muốn chỉ.
 
8. Dùng từ ngữ đúng chuẩn
Tại Nhật, tùy vào từng địa vị xã hội, mối quan hệ sẽ có cách giao tiếp khác nhau. Để dùng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, bạn cần phải chăm chỉ học tiếng Nhật và ngữ cảnh sử dụng. Ngoài ra, các bạn điều dưỡng viên Nhật Bản cần phải học cách sử dụng đại từ nhân xưng khi giao tiếp với người già/người bệnh. Nếu bạn sử dụng sai sẽ bị xem là người vô lễ và gây khó chịu với người đối thoại.
 
điều dưỡng Nhật Bản Xem thêm: 10 tiêu chuẩn của điều dưỡng viên Nhật Bản cần có 
 
dieu duong tai nhat ban
 
9. Nhận và trao đồ bằng hai tay
Khi bạn nhận hoặc trao đồ cho một ai đó, hãy nhớ đưa bằng hai tay với một thái độ thân thiện nhất. Đây là phép lịch sự tối thiêu mà bất kỳ bạn điều dưỡng viên ở Nhật Bản nào cũng phải nắm rõ.

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn